Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

Nhận diện qua 4 giai đoạn của bệnh tay chân miệng

 Bệnh tay chân miệng trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Hiểu được mức độ quan trọng trọng trong việc phòng bệnh tay chân miệng cho con trẻ, thì hôm nay bạn hãy cùng với Blog Sống Khỏe đi tìm hiểu ngay những dau hieu mac benh tay chân miệng điển hình nhé!




Tay chân miệng ở trẻ được nhận diện qua 4 giai đoạn, phát hiện sớm được những dấu hiệu tay chân miệng sẽ giúp con em của bạn được điều trị đúng và kịp thời, qua đó không để lại những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

1.Giai đoạn ủ bệnh – Dấu hiệu tay chân miệng không quá cụ thể
Ở giai đoạn ủ bệnh của căn bệnh tay chân miệng, khoảng 3 đến 7 ngày đầu tiên thì trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải để ý đến trẻ.

2.Giai đoạn khởi phát – Những dấu hiệu tay chân miệng đầu tiên
Giai đoạn khởi phát xuất hiện ngay sau giai đoạn ủ bệnh, kéo dài từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, tổn thương, đau rát ở răng và miệng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

3.Giai đoạn toàn phát – Cảnh báo những dấu hiệu tay chân miệng nguy hiểm
Giai đoạn toàn phát thường bắt đầu sau 1 đến 2 ngày khởi phát bệnh, giai đoạn này kéo dài 3 – 10 ngày , cần phải đặc biệt lưu ý với các triệu chứng điển hình như:
Loét miệng – Dấu hiệu bệnh tay chân miệng điển hình
Khi mắc tay chân miệng, loét miệng là dấu hiệu đầu tiên có lẽ ai cũng nghĩ tới. Lúc này, sẽ xuất hiện những vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú,…
Phát ban dạng phỏng nước – Dấu hiệu rõ rệt bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu tay chân miệng này biểu hiện rõ nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, nốt ban hồng có đường kính vài milimet, nổi trên bề mặt da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông và trở thành bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Chúng có thể để lại vết thâm, tuy nhiên rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Quấy khóc liên tục kéo dài – Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ thường gặp nhất
Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 – 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.


Sốt cao liên tục không hạ – Dấu hiệu tay chân miệng cần cảnh giác
Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Đây là dấu hiệu tay chân miệng cần đặc biệt lưu ý bởi điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.
Hay giật mình – Dấu hiệu tay chân miệng cần phải biết
Hay giật mình ở trẻ chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa. Nếu thấy trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, cha mẹ phải cảnh giác và nếu cần thiết nên đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

4.Giai đoạn lui bệnh – Những dấu tay chân miệng nguy hiểm chấm dứt ở giai đoạn này
Ở giai đoạn cuối của bệnh tay chân miệng, thường thì từ 3-5 ngày sau trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Ngoài các triệu chứng tay chân miệng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, mà bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra.
Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh. Người mắc bệnh có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còn tồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân.

Vì cách thức lây truyền bệnh khá nhanh nên tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi một trẻ bị mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh kịp thời thì những trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào. Tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ để phòng ngừa biến chứng bệnh tay chân miệng. chăm sóc sức khỏe ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét