Check-list để bắt đầu doanh nghiệp nhỏ của bạn tại Singapore
Những câu chuyện kinh doanh thành công là những câu chuyện không khó để thấy trên internet, các trang mạng xã hội. Một sinh viên bỏ dở chương trình đại học để phát phiển game – ứng dụng mobile, một nhân viên nghỉ hẳn công việc “9 to 5” để phát triển công ty kinh doanh riêng của mình, hay một bà nội trợ bắt đầu viết trang web chia sẻ các công thức nấu ăn được hàng nghìn người đọc mỗi ngày … và bạn tự hỏi rằng liệu mình có thể đạt được thành công như họ hay không? Việc bắt đầu một ý tưởng kinh doanh có thể đem lại thu nhập cho bạn ngày này không hề khó, đặc biệt tại Singapore. The báo cáo báo của Cục thống kê dữ liệu Singapore, năm 2019 có tổng cộng 271.800 doanh nghiệp vừa và và nhỏ. Con số này tăng dần và có xu hướng tăng mạnh từ năm 2017, có hơn 8000 doanh nghiệp được thành lập chỉ tính trong năm 2019.
Mặc dù vậy, mọi người cần nhận ra rằng con đường khởi nghiệp sẽ vô cùng thách thức. Ngay cả khi bạn chỉ bắt đầu với một doanh nghiệp nhỏ, điều đó không có nghĩa là bạn không có bất kỳ rủi ro nào. Bạn rời bỏ một công việc đem lại mức thu nhập ổn đỉnh, sử dụng số tiền tiết kiệm để khởi nghiệp nhưng không có gì đảm bảo bạn sẽ thành công, mặc dù rủi ro là không tránh khỏi nhưng bạn luôn có thể giảm thiểu chúng bằng cách chuẩn bị trước – bằng các kế hoạch.
Nếu bạn đã sẵn sàng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số check-list cơ bản để bạn có thể bắt đầu doanh nghiệp của cá nhân bạn tại Singapore.
1. Xác định tiềm năng của ý tưởng kinh doanh
Cụ thể hóa và bóc tách ý tưởng của bạn
Hãy thận trọng xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh của ý tưởng kinh doanh của bạn. Liệu đã có ai thực hiện chúng chưa? Nếu có rồi thì đâu sẽ là lợi thế của bạn – hoặc bạn có thể chiếm được thị phần của họ hay không? Nếu chưa có ai thực hiện chúng, lí do tại sao? Liệu có rủi ro tiềm ẩn nào mà bạn chưa nhìn nhận được. Hãy thử tự trả lời các câu hỏi cơ bản để làm xác định được tiềm năng ý tưởng kinh doanh của bạn:
- Ý tưởng của bạn có gì khác biệt so với các ý tưởng tương tự ngoài kia?
- Bạn sẽ đo lường quá trình và các mục tiêu bằng dựa trên các tiêu chí nào?
- Ý tưởng của bạn có cung cấp một giải pháp cho người sẽ trả tiền để mua chúng không?
- Đã có các đối thủ cạnh tranh chưa? Nếu có thì đâu là thế mạnh của bạn so với các đối thủ đó?
Nếu bạn có người quen đã từng hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn định tham gia, đừng ngần ngại hỏi họ và tiếp nhận các ý kiến phản biện của họ để có thêm góc nhìn về ý tưởng của bản thân. Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng và quyết định rằng ý tưởng của bạn có cơ hội thành công, hãy đến bước tiếp theo.
2. Lên kế hoạch kinh doanh
Không cần phải viết hẳn một kế hoạch kinh doanh hàng trăm trang giấy, một bản kế hoạch kinh doanh (thành lập doanh nghiệp nhỏ tại Singapore) không nên quá phức tạp. Trong bản kế hoạch chỉ cần khái quát được những phần sau là đủ:
- Về doanh nghiệp của bạn ( bối cảnh, tầm nhìn và sứ mệnh)
- Sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp
- Phân tích thị trường (chân dung khách hàng và các đối thủ cạnh tranh)
- Kế hoạch hoạt động
- Tài chính
- Dự đoán về doanh thu
Khi doanh nghiệp chưa thực sự đi vào hoạt động, bản kế hoạch kinh doanh có thể không chính xác 100%, tuy nhiên đừng lo, việc đưa ra các ước lượng sẽ giúp bạn tiến gần hơn kết quả mục tiêu.
3. Tính toán về tài chính
Cho dù bạn không phải là người yêu thích các con số thì đây vẫn là một phần không thể thiếu mà bạn cần luôn theo dõi để hoạt động kinh doanh được duy trì. Các câu hỏi cơ bản sẽ là: nguồn tiền của bạn đến từ đâu và các chi phí nào mà bạn sẽ gặp phải.
Có 2 loại chi phí mà bạn cần chuẩn bị: Chi ví biến đổi và Chi phí cố định
Chi phí cố định là các khoản chi phí mà bạn phải chi mà không phụ thuộc hoặc bị ảnh hưởng bới doanh thu của bạn. Đó có thể là các khoản chi phí khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, mua trang thiết bị, mua tên miền…
Còn chi phi biến đối là các khoản chi phí mà sẽ ảnh hưởng (hoặc bị ảnh hưởng) đến doanh thu.
Ví dụ bạn có một website bán các sản phẩm gia dụng – nếu bạn muốn có nhiều người biết đến blog của bạn hơn thì bạn có thể phải bỏ chi phí quảng cáo, Ở khía cạnh này, thì chi phí biến đổi tác động lên doanh thu.
Mặt khác, khi có nhiều người truy cập vào website của bạn, bạn cần phải tăng băng thông, cũng như nâng cấp dung lượng cho website để đáp ứng được lượng truy cập. Đây là trường hợp doanh thu tác động và làm phát sinh chi phí biến đổi.
4. Xây dựng thương hiệu
Phần này bao gồm nhiều kiến thức tuy nhiên bạn không cần phải tốt nghiệp chuyên ngành quản trị Thương hiệu của một trường đại học để có thể làm tốt. Đầu tiên, đơn giản thôi, hãy lựa chọn một cái tên cho thương hiệu của bạn. Một cái tên độc đáo, dễ nhỡ và liên quan đến lĩnh vực kinh doanh sẽ khiến khách hàng nhớ về bạn lâu hơn.
Lưu ý: Cơ quản quản lý doanh nghiệp (ACRA) không cho phép đặt tên doanh nghiệp phản cảm, thô tục hoặc mang tính xúc phạm.
Hơn nữa, hãy kiểm tra nhà cung cấp dịch vụ công ty hoặc truy cập Bìzile để xem tên doanh nghiệp mà bạn chọn đã có ai khác đăng ký chưa.
5. Tạo một trang web cho doanh nghiệp của bạn.
Thành thật mà nói, nếu bạn muốn mở một doanh nghiệp ở Singapore, sẽ tốt hơn nếu khách hàng có thể tìm thấy bạn trên internet.
Singapore được biết đến là một trong những quốc gia có tốc độ kết nối internet nhanh nhất trong các nước Châu Á Thái Bình Dương. Mọi người đều được kết nối với internet hầu như mọi lúc trong ngày. Trên thực tế, cứ 10 người Singapore thì có 7 người sử dụng mạng xã hội tích cực.
Do đó, sau khi xác định chắc chắn bạn có thể đăng ký tên doanh nghiệp của bạn với ACRA, bạn nên tiếp tục đăng ký tên miền cho doanh nghiệp của mình. Tốt nhất, hãy thực hiện 2 việc này song song.
6. Quyết định cơ cấu kinh doanh
Bạn cần xem xét các yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh, và lựa chọn cơ cấu phù hợp nhất với bạn:
Quyền sở hữu duy nhất: Chỉ do một cá nhân sở hữu.
Công ty hợp danh: Thuộc sở hữu từ 2 cho đến 20 cá nhân đồng sở hữu.
Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn: Do ít nhất 2 thành viên hợp danh, 1 thành viên chính, 1 thành viên trách nhiệm hữu hạn, và không có giới hạn về số lượng thành viên.
Công ty hợp danh hữu hạn tư nhân: Do ít nhất 2 thành viên sở hữu, không giới hạn số lượng thành viên tối đa.
Nội dung chi tiết hơn về so sánh các loại hình công ty tại Singapore, bạn có thể tham khảo bài viết này.
7. Hiểu về các nghĩa vụ thuế.
Singapore là một đất nước có các cơ chế về thuế cởi mở và mang tính chất hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên bạn vẫn cần tuân thủ và có hiểu biết về quyền lợi, nghĩa vụ đóng thuế để tránh các vấn đề về pháp lý trong tương lại. Hãy bắt đầu với những kiến thức cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp Singapore, cách khai báo thu nhập ước tính. Nếu không tự tin trong việc tự xử lý, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia về thuế.
8. Đăng ký địa chỉ văn phòng của bạn.
Một địa chỉ văn phòng là yêu cầu bắt buộc để đăng ký công ty tại Singapore. nếu doanh nghiẹp của bạn có quy mô nhỏ, thậm chí là kinh doanh tại nhà – đừng lo. Bạn có thể đăng ký tài sản tư nhân hoặc HDB.
9. Đăng ký kinh doanh
Bạn có thể tự đăng ký doanh nghiệp của bạn với ACRA hoặc nhờ sự trợ giúp của các nhà cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập công ty Singapore chuyên nghiệp. Quá trình thành lập không nên kéo dài quá lâu. Nếu đơn đăng ký của bạn không cần điều tra bổ sung, một ngày là thời gian trung bình để đơn đăng ký của bạn được phê duyệt.
Để biết thêm thông tin về đăng ký kinh doanh với ACRA, tham khảo bài viết này. Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại singapore đơn giản xem ngay tại đây.
10. Tạo các kênh thông tin trên các phương tiện kỹ thuật số.
Đây là lời khuyên bổ sung để bạn bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ ở Singapore. Xuất hiện trên internet là điều không quá khó nhưng đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm hơn về chi phí so với các phương pháp tiếp thị truyền thống. Điều này đặc biệt có ích cho các doanh nghiệp nhỏ khi gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu lâu đời.
Ví dụ: thiết lập trang fanpage hoặc các tài khoản doanh nghiệp ở các nền tảng social – điều này là miễn phí. Nếu bạn vẫn đang chưa biết sử dụng nền tảng truyền thông xã hội nào, VietCham có môt bài viết về các nền tảng truyền thông xã hội tốt nhất ở Singapore để quảng cáo doanh nghiệp của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét